1. Chọn đúng loại SPF
SPF là định mức đo lường số giờ tác dụng trung bình của một sản phẩm với định mức quốc tế là 1 SPF = 15 phút. Đây là khoảng thời gian chống nắng tối đa của sản phẩm kem chống nắng nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng ta nên sử dụng kem chống nắng loại SPF 15 hàng ngày. Đây là thành phần SPF vừa đủ giúp bạn bảo vệ da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, khi đi chơi xa hoặc phải ở ngoài hơn 1 giờ, chúng ta nên chọn loại SPF 30 hoặc cao hơn.
|
Thoa kem 30 phút trước khi ra khỏi nhà (Ảnh minh họa) |
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng kem chống nắng. Việc thoa kem chống nắng ngay trước khi ra ngoài sẽ khiến cho thành phần bảo vệ của kem chưa thể thấm vào da, vì thế không đạt hiệu quả.
Khoảng thời gian 30 phút là vừa đủ để kem chống nắng có thể phát huy tác dụng. Đây cũng là khuyến cáo của nhà sản xuất, vì thế, các bạn hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút nhé!
2. Sử dụng một lượng kem vừa đủ
Hầu hết các bộ phận trên cơ thể chúng ta đều cần sử dụng kem chống nắng khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các bạn lại thường quên đi một số phần như tai, cổ, bàn chân…
Đặc biệt, lượng kem sử dụng cho mỗi lần cũng cần đủ để bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia, chúng ta nên sử dụng khoảng 30 – 31ml kem chống nắng mỗi lần để có được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể dựa vào độ SPF và diện tích phần da cần thoa kem để cân nhắc nhé!
|
Thoa kem chống nắng lại sau 2 giờ (Ảnh minh họa) |
Kem chống nắng không thể bảo vệ chúng ta suốt cả ngày. Khi tiếp xúc nhiều với bên ngoài, mồ hôi tiết ra hay các hoạt động như tập thể dục, bơi lội… sẽ khiến cho lượng kem chống nắng trên da bị mất dần đi. Vì thế, nếu bạn vẫn phải ở ngoài trời thì cứ sau 2 giờ, chúng ta nên thoa lại kem chống nắng lại.
3. Những điều cần tránh khi dùng kem chống nắng
- Tránh tiếp xúc với nước vì nó sẽ khiến phần kem chống nắng bị mất dần đi và hiệu quả chống nắng giảm sút.
- Các bạn tuyệt đối không thoa kem chống nắng vào các phần niêm mạc bị tổn thương, nhất là ở vùng mắt, mũi, miệng… vì nó có thể gây kích ứng rất mạnh.
- Không dùng kem chống nắng kết hợp với thuốc bôi ngoài da. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc, gây ảnh hưởng không tốt tới làn da của chúng ta, thậm chí còn có thể gây dị ứng.
- Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, các bạn cũng nên trang bị mũ, khẩu trang… khi ra ngoài để có được sự bảo vệ an toàn nhất cho da nhé!
4. Cách dùng kem chống nắng dựa vào tình hình thời tiết 1. Trời tươi sáng nhưng khô hanh Hãy làm ẩm da trước khi dùng kem chống nắng. Chọn một loại kem giữ ẩm để giúp các lớp da dưới tầng biểu bì được tươi mát. Sau đó, hãy dùng kem chống nắng thoa bên ngoài cùng. Đừng "hà tiện" kem chống nắng, nhất là khi đang uống thuốc ngừa thai: Katie Rodan cho biết: "Thuốc ngừa thai có thể gây nên những mảnh da sậm màu ở má, môi và mũi. Những sự biến đổi về sắc tố này còn thường đi kèm với thai kỳ và mệnh danh là "Mặt nạ của thai kỳ". Tuy nhiên, bất cứ ai đang sử dụng thuốc ngừa thai và hay đi nắng đều có thể "bị" cả. Hãy sử dụng một loại kem có chỉ số chống nắng cao (SPF30)". Phối hợp điều trị với một số dược phẩm khác: Những loại mỹ phẩm dùng để "gia cố" lại làn da như Retin-A thường hay "bào mỏng" bớt các lớp da ngoài cùng và càng tăng khả năng mẫn cảm với mặt trời. Nếu bạn đang dùng Retin-A, nhất thiết phải thoa kem chống nắng đều đặn hàng ngày. Katie Rodan lưu ý: "Retin-A sẽ bị "xuống cấp" và kém hữu hiệu, khi bị "phơi" ra dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy chỉ nên dùng Retin-A vào buổi tối!". 2. Trời nóng và ẩm Thời tiết kiểu này thường sinh ra nhiều chất nhờn, thoa thêm một loại kem chống nắng không thích hợp sẽ khiến khuôn mặt bạn trở nên "chảy mỡ", "chèm nhẹp", kém thẩm mỹ. Hãy dùng kem chống nắng dạng gel. Hoạt chất bề mặt của gel chống nắng đặc biệt hữu hiệu trong việc "hút" chất nhờn, không để chất béo tồn tại trên làn da trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Mary Lupo, bác sĩ y khoa - da liễu ở New Orleans khuyên bạn nên dùng chất gel trước khi thoa lên ngoài cùng một lớp kem chống nắng loại nhẹ, dễ thấm vào bề mặt làn da. Thoa kem chống nắng đều đặn: Khi đổ mồ hôi, bạn thường có thói quen dùng tay quệt hay lấy khăn lau, do đó lớp kem chống nắng cũng tan theo. Bạn cần lưu ý thoa lại một lần nữa. 3. Trời mát và có nhiều mây Lucinda Wegener, bác sĩ y khoa - da liễu ở Portland "cảnh báo": "Trời mát và có nhiều mây không có nghĩa là tia cực tím không thể "đốt" được bạn. Ngay vào những ngày bầu trời u ám, vẫn có đủ một lượng tia cực tím xuyên qua làn da của bạn. Như vậy, chính những người "tắm nắng bị động" là những người dễ bị thương tổn nhất vì sự khinh suất của mình. Đã có bằng chứng khoa học cho thấy, sự liên hệ giữa sự phơi nắng không thường xuyên với những nguy cơ về ung thư da, rối loạn sắc tố da về sau này". Vẫn cứ xài kem chống nắng dù trời có nhiều mây: Nếu trong không gian vẫn còn đủ ánh sáng để đọc sách, thì vẫn còn đủ lượng tia cực tím có hại cho làn da. Một câu nói thật dí dỏm nhưng rất đáng để các bạn quan tâm! Tăng cường các biện pháp hỗ trợ: Kem chống nắng chỉ là một phần của chương trình bảo vệ. Cần phải mặc áo dài tay, đội nón, đeo khẩu trang và tránh mặt trời trong giờ cao điểm từ 10g sáng đến 15g chiều.
Theo Megafun
|